Copywriter là gì? Phân biệt nghề Copywriter và Content Writer

1. Copywriting là gì?

2. Nguồn gốc phát triển Copywriting

1. Định nghĩa Copywriter

2. Tiếng nói của một Copywriter

Đối tượng khách hàng của copywriter là tất cả các công ty doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. Và công việc của họ là nghiên cứu, phỏng vấn, đọc và sửa các bài viết, viết, lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch marketing,…với mục đích cuối cùng là tăng nhận thức và thu hút khách hàng. Đồng nghĩa với việc copywriter phải thật linh hoạt trong công việc mới có thể đảm nhiệm nhiều công việc như thế. Mỗi copywriter có một tiếng nói riêng tuy nhiên họ phải tự nhận biết tự điều chỉnh tiếng nói của mình phù hợp cho mỗi hoàn cảnh, mỗi khách hàng và dường như những quy luật của khách hàng sẽ được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Copywriter phải nắm rõ những điểm đặc biệt của doanh nghiệp và làm tôn lên nét đặc trưng ấy, bạn không thể viết giống nhau giữa các khách hàng.

3. Vai trò và tầm quan trọng

Bên cạnh đó, copywriter còn chịu trách nhiệm nghiên cứu, lập chiến lược, thực hiện quy trình từng bước cho một dự án marketing nhằm tạo niềm tin với khách hàng và mở rộng phân khúc thị trường. Copywriter có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp vì họ là một trong những người quyết định mức độ lan tỏa của doanh nghiệp và số lượng khách hàng tiềm năng.

– Nhân viên Content sản phẩm Bách Hóa Xanh

– Nhân viên Phát Triển Kênh Bán Hàng Online

– Nhân viên Digital Marketing

1. Theo nội dung viết lách

– Creative/ Advertising Copywriter: Vị trí công việc này yêu cầu và đòi hỏi cao về việc sáng tạo liên tục vì họ phải làm việc với những khách hàng và hiểu tâm lý của họ để đáp ứng được chính xác nhu cầu. Creative Copywriter không cần viết quá nhiều, công việc của họ là sáng tạo những Slogan, Tagline, Concept, Storyboard.

– SEO Copywriter: SEO giúp bài viết được thăng hạng trên Google được thể hiện bằng việc tần suất hiển thị keywords, vị trí đặt keywords,… có vai trò quan trọng với doanh nghiệp. Vì thế SEO Copywriter phải hiểu biết, nắm vững kiến thức về SEO và công việc diễn ra phần lớn trên website.

– Publisher/Content Copywriter: Công việc của một Publisher/Content Copywriter thường phân bổ trên những trang mạng xã hội và các trang tin tức. Và tất nhiên, Copywriter đảm nhận nhiều việc vì thế mà Publisher/Content Copywriter không chỉ viết content mà còn lên chiến lược PR sản phẩm,…

– Inhouse Copywriter (Brand Copywriter): Đối tượng công việc chính của họ là Brand – thương hiệu. Brand Copywriter là người viết nội dung, lên chiến lược nhằm mục đích quảng bá thương hiệu. Bên cạnh đó, họ sẽ là người hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng mục tiêu để giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút được khách hàng.

2. Theo nơi làm việc

– Freelance Copywriter: Môi trường làm việc freelancer không cố định và không phụ thuộc vào thời gian làm việc vào giờ hành chính như những công việc văn phòng. Bạn có thể làm việc bất kỳ lúc nào bạn thích và bất kì nơi đâu bạn muốn vì đó là một công việc độc lập. Freelancer Copywriter sẽ nhận những dự án từ khách hàng và có sự thống nhất giữa cả 2. Và yêu cầu duy nhất ở công việc này là sự chất lượng và thời gian giao sản phẩm.

3. Theo cấp bậc công việc

– Intern Copywriter: Với vị trí thực tập sinh, bạn sẽ là người hỗ trợ những đồng nghiệp trong công việc. Vì là một người hoàn toàn mới và chưa có nhiều kinh nghiệm nên sẽ được làm quen với công việc ở những bước đầu tiên từ nghiên cứu về người tiêu dùng, hỗ trợ lên ý tưởng, lập kế hoạch,…

– Junior Copywriter: Sau khi đã được trải qua quá trình làm quen với công việc, bạn sẽ được thực hiện các bước tham gia vào công việc một cách trực tiếp hơn. Bạn sẽ thực hiện những công việc lên kế hoạch phát triển nội dung, viết bài và quản lý nội dung, cập nhật các xu hướng xây dựng nội dung mới mẻ, phát triển nội dung các phương tiện truyền thông,…

– Senior Copywriter: Ở một vị trí cao hơn, trách nhiệm của bạn sẽ nhiều hơn trong công việc và trở thành một phần của team. Với vị trí của Senior, họ được là việc với giám đốc điều hành để xác định rõ ràng và cụ thể với yêu cầu của khách hàng. Từ đó họ có thể hình dung và phác họa được những ý tưởng về yêu cầu của khách hàng. Thực hiện việc giám sát, sửa đổi những chiến lược hiệu quả cho khách hàng.

– Content Manager: Ở vị trí của một người lãnh đạo, content manager sẽ tổ chức và điều hành các hoạt động sáng tạo nội dung một cách hiệu quả. Bên cạnh những công việc như các nhân viên copywriter, bạn sẽ lên kế hoạch tổ chức chiến lược bằng một bảng kế hoạch hàng tháng hoặc hàng tuần cho các nhân viên cấp dưới. Tạo và trình bày những ý tưởng cho chiến lược và chịu trách nhiệm đào tạo những nhân viên mới.

– Content Director: Ở một vị trí cấp cao, giám đốc content sẽ chịu trách nhiệm thực hiện lên chiến lược, xét duyệt và trình bày hội họp trước ban lãnh đạo. Bên cạnh đó là điều hành, quản lý nhân sự Bộ phận Nội dung để theo dõi và đánh giá quá trình làm việc và quyết định từng quyền lợi của mỗi nhân viên.

– Freelance Copywriter: Đây là hình thức làm việc tự do theo hướng độc lập hoặc nhóm tự lập. Những freelancer bắt buộc phải có kinh nghiệm và trang bị nhiều kiến thức vì họ sẽ nhận dự án và thực hiện toàn bộ công việc từ làm việc với khách hàng, lên ý tưởng chiến lược đến thực hiện và ra thành phẩm cuối cùng. 

– Nhân viên Content sản phẩm TGDĐ/ĐMX

– Nhân viên Biên Tập Hình Ảnh Media

1. Trình độ học vấn

Công việc của một copywriter không đơn thuần chỉ là viết nội dung, do đó họ phải vững rất nhiều kiến thức. Copywriter chịu trách nhiệm nhiều công việc vì thế mà họ phải trang bị cho bản thân mình thật nhiều kỹ năng từ lên ý tưởng, phân tích và nắm rõ thị trường đến việc chiến lược,… Để có thể phát triển và thành công với nghề copywriter, bên cạnh kỹ năng vốn có, trình độ học vấn là những gì cần thiết và cần được trau dồi mỗi ngày.

2. Kinh nghiệm

Việc học từ những lý thuyết và nắm vững chúng sẽ giúp dễ dàng hình dung được những công việc cần phải làm. Và copywriter sẽ dần trở nên tốt hơn nếu họ được thực hành nhiều hơn. Khi bắt tay vào công việc, cùng với những kiến thức đã có, được tiếp xúc trực tiếp với công việc giúp bạn nhớ lâu hơn những kiến thức và rèn luyện những kỹ năng tích lũy thành kinh nghiệm.

3. Kỹ năng nghề nghiệp

– Khả năng tư duy sáng tạo: Tư duy sáng tạo là những suy nghĩ phá vỡ những quy tắc vốn dĩ đã có sẵn từ trước và là những tư duy hoàn toàn mới mẻ nhưng phù hợp. Sự sáng tạo của một copywriter được thể hiện qua cách biểu hiện trong công việc với mục đích cuối cùng là thu hút sự chú ý của khách hàng. Thay vì dùng nhiều chữ viết truyền thống, copywriter có thể diễn đạt những ý thông qua hình ảnh, đoạn video để người xem đỡ nhàm chán.

– Kỹ năng quản lý thời gian: Việc quản lý thời gian thật sự phù hợp và cần thiết trong tất cả công việc. Quản lý thời gian giúp phân bổ quỹ thời gian của bản thân một cách hợp lý cho từng việc nhỏ mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Copywriter chịu nhiều trách nhiệm, vì thế mà quản lý thời gian sẽ giúp họ hoàn thành được những nhiệm vụ đó một cách có hiệu quả.

– Khả năng nghe, đọc & hiểu: Copywriter là người làm nội dung về sản phẩm và dịch vụ, và mục tiêu cuối cùng của họ là khách hàng, càng thu hút được nhiều khách hàng càng hiệu quả. Để có thể chạm đến số đông khách hàng, copywriter phải biết lắng nghe, tiếp nhận ý kiến từ nhiều người về bài viết của mình, từ đó rút ra kinh nghiệm tích lũy. Bên cạnh đó, khi dùng ngôn ngữ để viết nội dung, copywriter cần đảm bảo được những ngôn từ giúp người đọc dễ hiểu, dễ nhớ về sản phẩm, dịch vụ. 

– Khả năng tối ưu hóa SEO Onpage: Copywriter giữ vị trí khá quan trọng trong việc đưa thương hiệu, sản phẩm đến với người tiêu dùng. Họ thực hiện nhiệm vụ tạo ra nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, và quan trọng hơn hết, để có thể tiếp cận được người dùng một cách dễ dàng nhất, copywriter phải kèm kỹ năng tối ưu hóa SEO Onpage. Bên cạnh việc tối ưu hóa nội dung, copywriter còn phải tối ưu hóa hình ảnh và tiêu đề bài viết. Một nội dung vừa dễ đọc, vừa đầy đủ thông tin và gần gũi sẽ dễ dàng thu hút khách hàng.

– Digital Marketing: Copywriter sẽ thực hiện những chiến lược quảng bá và tiếp thị sản phẩm dựa trên nền tảng internet kỹ thuật số, và đó được gọi là Digital Marketing. Copywriter cần thành thạo những công cụ, những kênh bán hàng và những kênh hội tụ nhiều khách hàng. Họ sẽ dùng những kỹ năng tiếp cận khách hàng giúp tăng khả năng thu hút.

1. Mức lương và môi trường làm việc

Đối với copywriter của một công ty nhất định, họ sẽ tập trung vào việc xây dựng ý tưởng, chiến lược, thiết kế phục vụ cho hoạt động truyền thông. Và với sự đảm nhiệm ở nhiều mảng như thế, copywriter thường được nhận mức lương khá hấp dẫn dao động từ 10 triệu đến 15 triệu, tuy nhiên còn tùy vào quy mô công ty và năng lực của bạn.

2. Cơ hội nghề nghiệp ngành Copywriter

Copywriter được ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực vì trách nhiệm của họ là tạo ra ý tưởng, lên chiến lược và thực hiện nội dung với mục đích cuối cùng là tiếp cận khách hàng mục tiêu. Thường các Copywriter sẽ làm việc tại các công ty Agency, thực hiện nhiều dự án sẽ giúp họ thỏa mãn được đam mê của mình.

Với những bạn Copywriter mới, chưa có kinh nghiệm sẽ bắt đầu từ vị trí Intern nhằm làm quen công việc và dần dần từng bước đến Junior Copywriter – Senior Copywriter – Content/ Creative Manager – Content/ Creative Director.

– Trade Marketing là gì? Cơ hội nghề nghiệp của Trade Marketer

– Client là gì? Sự khác biệt và mối quan hệ giữa Client và Agency

– Thị trường là gì? Tìm hiểu chức năng và hình thái của thị trường