Lý luận chung về cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật

Bảo vệ hiến pháp theo tinh thần của bản Hiến pháp năm trên cơ sở những giá trị kế thừa, tham khảo từ lịch sử bảo hiến ở Việt Nam và trên thế giới, đề xuất giải pháp hoàn thiện bảo hiến pháp bằng pháp luật ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.




1. Khái niệm, đặc điểm, nội dung cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật

1.1. Hiến pháp và vi phạm Hiến pháp


1.1.2. Vi phạm Hiến pháp

Ví dụ, tại điều 70 Hiến pháp 1992 hay điều 25 Hiến pháp 2013 thì công dân có quyền tự do biểu tình theo quy định của pháp luật. Phân tích điều luật này chúng ta sẽ thấy là công dân có quyền tự do biểu tình và muốn biểu tình thì phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và muốn người  dân tuân thủ các quy định của pháp luật thì phải có pháp luật để người dân tuân theo. nhưng thực tế, đến thời điểm hiện nay chúng ta chưa có bất kỳ văn bản nào quy định chi tiết về việc tự do biểu tình của người dân. Do đó, quyền biểu tình của người dân không thể thực hiện được trên thực tế. như vậy, chúng ta thấy là khi các cơ quan nhà nước có trách nhiệm đã không ban hành một văn bản quy phạm pháp luật thì cũng đồng nghĩa với việc vi phạm Hiến pháp.

1.2. Bảo hiến và các mô hình bảo hiến trên thế giới

1.2.1 Bảo hiến

1.2.2. Các mô hình bảo hiến trên thế giới

2. Nhu cầu khách quan của cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật

2.1.1. Khái niệm cơ chế bảo vệ hiến pháp

2.2. Cơ chế nhà nước, cơ chế xã hội và cơ chế chính trị bảo vệ Hiến pháp

2.2.1. Cơ chế nhà nước bảo vệ Hiến pháp

2.2.2. Cơ chế xã hội bảo vệ Hiến pháp

2.3. Những dạng thức vi phạm Hiến pháp ở nước ta thời gian qua

3.1. Khái niệm cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật

3.2. Đặc điểm cơ chế chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật

3.3. Nội dung cấu thành và nguyên tắc đối với cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật

3.3.1. Nội dung cấu thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật

3.3.2. Nguyên tắc đối với cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật

3.4. Một số mô hình cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật trên thế giới

3.4.1. Bảo vệ hiến pháp bằng Hội đồng Bảo Hiến ở Cộng hòa Pháp

3.4.2. Bảo vệ hiến pháp bằng Tòa án ở Hoa Kỳ

3.4.3. Bảo vệ hiến pháp bằng Tòa án Hiến pháp tại Đức về tổ chức

3.4.4. Bảo vệ hiến pháp tại các nước Đông Nam Á

3.4.5. Bảo vệ hiến pháp bằng Quốc hội

3.5. Các yếu tố chi phối sự lựa chọn mô hình bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật trên thế giới

3.5.1. Lý thuyết chi phối việc tổ chức quyền lực nhà nước, hệ thống pháp luật

Vấn đề hết sức quan trọng đối với một quốc gia khi nghiên cứu và lựa chọn mô hình cơ quan bảo vệ Hiến pháp đó là xác định rõ lý thuyết chủ đạo chi phối việc tổ chức quyền lực nhà nước , nhận định xem hệ thống pháp luật của quốc gia thuộc dòng pháp luật nào hoặc chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi dòng pháp luật nào. Từ sự nghiên cứu và so sánh cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở một số nước cho thấy, cấu trúc và sự vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp của bất cứ quốc gia nào cũng phụ thuộc trước hết vào lý thuyết chủ đạo chi phối việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước , phụ thuộc vào việc hệ thống pháp luật của quốc gia đó thuộc dòng pháp luật nào. Đối với các quốc gia áp dụng thuyết tam quyền phân lập một cách cứng rắn và theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, chức năng bảo vệ Hiến pháp được giao cho hệ thống tòa án (trong đó cao nhất là Tòa án Tối cao liên bang) là phù hợp. Ở đây, sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mang tính rạch ròi. Hệ thống tòa án, đặc biệt là Tòa án tối cao liên bang hoàn toàn độc lập với hai nhánh lập pháp và hành pháp. Bên cạnh đó, ở những nước theo dòng pháp luật Anh – Mỹ, không chỉ Hiến pháp và các văn bản pháp luật mà án lệ cũng được coi là nguồn chủ yếu của pháp luật. Thực tiễn áp dụng pháp luật, đặc biệt là áp dụng án lệ đã tạo cho thẩm phán ở những quốc gia này có nhiều kiến thức pháp lý và kinh nghiệm đa lĩnh vực, đa ngành nghề. Đó là điểm thuận lợi để họ có thể xem xét được tính hợp hiến của các đạo luật khác nhau. Ở những quốc gia thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa và áp dụng thuyết phân quyền mang tính mềm dẻo hơn, việc thiết kế cơ chế bảo vệ Hiến pháp với cơ quan bảo vệ Hiến pháp chuyên trách là phù hợp. Theo dòng pháp luật này, Hiến pháp và các đạo luật thành văn được coi là nguồn pháp luật phổ biến và bắt buộc. Thực tiễn áp dụng pháp luật của thẩm phán ở các quốc gia theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa mang tính chuyên sâu theo tính chất từng loại án, nên kiến thức và kinh nghiệm không đủ tầm bao quát để đánh giá hết tính chất của các quy phạm trong một đạo luật thuộc lĩnh vực chuyên môn. Tòa án thường không thể được coi là nơi phán xét tính hợp hiến của các đạo luật. Chức năng đó phải do những người  có thẩm quyền cao hơn và uy tín lớn hơn so với thẩm phán thường thực hiện. Vì vậy, cần phải thành lập một thiết chế chuyên trách để thực hiện chức năng bảo vệ Hiến pháp [33]. như vậy, vấn đề hết sức quan trọng đối với một quốc gia khi nghiên cứu và lựa chọn mô hình cơ chế bảo vệ Hiến pháp đó là xác định rõ lý thuyết chủ đạo chi phối việc tổ chức quyền lực nhà nước , nhận định xem hệ thống pháp luật của quốc gia thuộc dòng pháp luật nào hoặc chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi hệ thống pháp luật nào.

3.5.2. Chế độ chính trị, cấu trúc nhà nước

Việc xác định nội dung của hoạt động bảo vệ Hiến pháp và tính chất của cơ quan bảo vệ Hiến pháp của mỗi quốc gia cần căn cứ vào chế độ chính trị, cấu trúc nhà nước . Đối với các quốc gia có chế độ chính trị đa đảng, cấu trúc nhà nước liên bang thì hoạt động bảo vệ Hiến pháp thường bao gồm nhiều loại hoạt động. Trong đó chắc chắn phải có những nội dung về giải quyết tranh chấp thẩm quyền giữa liên bang và các bang, giữa phán quyết về tính hợp hiến trong hoạt động của các đảng phái chính trị. Đối với các quốc gia có cấu trúc nhà nước đơn nhất thì trong nội dung bảo vệ Hiến pháp không bao gồm hoạt động giải quyết tranh chấp giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang. Bên cạnh đó, việc quốc gia áp dụng nguyên tắc tập quyền, nguyên tắc phân quyền, nguyên tắc tản quyền hay kết hợp các nguyên tắc đó trong việc tổ chức mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương cũng ảnh hưởng nhiều tới nội dung của thể chế bảo vệ Hiến pháp, tính chất của quy trình, thủ tục mà thiết chế bảo vệ Hiến pháp áp dụng và hiệu lực của phương thức bảo vệ Hiến pháp. Với những nhà nước tập quyền, xây dựng một mô hình bảo hiến tập trung và độc lập có thể bị coi là sự lấn quyền và ảnh hưởng tới quyền lực tối cao, yếu tố đứng trên là lý do của sự trì hoãn việc ra đời của một mô hình bảo hiến hiệu quả. Với những hình thức tổ chức quyền lực khác, mô hình bảo hiến sẽ được tổ chức phù hợp với không gian và thứ bậc của bộ máy quyền lực, bộ máy hành chính mà trong đó các cơ quan bảo hiến có thể thực hiện bảo hiến theo từng thứ bậc khác nhau. như vậy, đối với mỗi quốc gia, khi quy định nội dung của thể chế bảo vệ Hiến pháp, phương thức vận hành của cơ chế bảo vệ Hiến pháp cần dựa trên đặc điểm tình hình chế độ chính trị và cấu trúc nhà nước của quốc gia mình.

  1.           

    Đào Ngọc Báu (2016), Phân tích so sánh cơ chế bảo vệ Hiến pháp của một số nước và bài học kinh nghiệm cho Việt nam, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội – Học viện Hành chính Quốc gia.

  2.           

    Nguyễn Đăng Dung (2008), Chế ước quyền lực nhà nước,NXB. Đà Nẵng.

  3.           

    Trần Văn Duy (2016), Vi phạm Hiến pháp trong hoạt động tư pháp ở Việt nam,thực trạng và giải pháp, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội – Học viện Hành chính Quốc gia.

  4.           

    Đại học quốc gia Hà nội(2014), Giáo trình Luật hiến pháp Việt nam, NXB. Đại học Quốc gia.

  5.           

    Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TƯ của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2023.

  6.           

    Bùi Hải Đường (2015), Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt nam, Luận văn Thạc sĩ luật học.

  7.           

    Trần Ngọc Đường (2016), Các yếu tố chi phối sự ra đời, hoạt động của cơ chế bảo vệ Hiến pháp ở Việt nam, Sự hình thành và phát triển tư tưởng về bảo vệ hiến pháp, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội – Học viện Hành chính Quốc gia.

  8. T Giang (2016), “Chống điều kiện kinh doanh như cuộc chiến với cối xay gió”, Thời báo Kinh

  9.  

    Võ Trí Hảo (2016), Hợp hiến đại chúng và các giải pháp hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp theo Hiến pháp 2013, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội – Học viện Hành chính Quốc gia.

  10.  Võ Trí Hảo (2014), Quyền hiến định không thể tùy tiện cắt xén”, Thời báo Kinh tế Sài gòn .

  11.  Nguyễn Thị Hồng (2011),

    Học từ Hiến pháp 1946 – Cần nhìn nhận cả ƣu điểm và hạn chế” Tạp chí Tia sáng.

  12.  Nguyễn Đức Lam (2016), Vi hiến trong hoạt động của hành pháp:Thực trạng nguyên nhân và một số kiến nghị, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội – Học viện Hành chính Quốc gia.

  13.     

    Trần Quỳnh Nga (2009), “Hội đồng bảo hiến của Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Luật học.

  14.   

    Quốc hội (1946), Hiến pháp.

  15.   

    Quốc hội (1959), Hiến pháp.

  16.   

    Quốc hội (1980), Hiến pháp.

  17.   

    Quốc hội (1992, 2001), Hiến pháp.

  18.   

    Quốc hội (2013), Hiến pháp.

  19.   

    Quốc hội(2015) Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

  20.   

    Quốc hội(2014) Luật tổ chức Quốc hội

  21.   

    Quốc hội(2015) Luật tổ chức chính phủ

  22.         

    Quốc hội(2003) Luật tổ chức chính quyền địa phương

  23.   

    Quốc hội(2015) Luật tổ chức chính quyền địa phương

  24.   

    Quốc hội(2015) Luật Luật sư số 20/2012/QH13

  25.       

    Tào Thị Quyên (2012), Cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án Tiến sỹ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

  26.       

    Tào Thị Quyên (2012), Cơ chế bảo vệ hiến pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB. Chính trị – Hành chính.

  27.       

    Tào Thị Quyên (2016), Thực trạng cơ chế bảo vệ hiến pháp ở Việt nam, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội – Học viện Hành chính Quốc gia.

  28.   

    Bùi Ngọc Sơn (2011), “Bài học từ Hiến pháp 1946: Ý chí nhân dân”, Tạp chí Tia sáng.

  29.       

    Nguyễn Quốc Sửu (2016), Lịch sử bảo hiến ở Việt nam, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội – Học viện Hành chính Quốc gia.

  30.       

    Trịnh Đức Thảo (2016), Sự hình thành và phát triển tư tưởng về bảo vệ hiến pháp, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo vệ hiến pháp phù hợp hiến pháp – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội – Học viện Hành chính Quốc gia.

  31.       

    Đào Trí Úc, Nguyễn Như Phát và các tác giả (2007), Tài phán Hiến pháp và vấn đề xây dựng mô hình tài phán hiến pháp ở Việt Nam, NXB. Công an Nhân dân.

  32.       

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội – Viện nghiên cứu lập pháp (2013), Báo cáo kết quả Các nghiên cứu chuyên đề phục vụ sửa đổi hiến pháp 1992.

  33.       

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2016), Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa 13 của Quốc hội (tháng 3/2016).