Sưng tinh hoàn có nguy hiểm không? Câu trả lời đến từ bác sĩ

Sưng tinh hoàn là sự phình lên của tinh hoàn do tình trạng viêm hoặc chấn thương gây nên. Tình trạng này có thể gây ra sự tích tụ dịch viêm lỏng; làm bìu tinh hoàn to hơn so với bình thường. Tinh hoàn bị sưng phồng có thể gây đau hoặc không gây đau. Trong đó, sưng đau là một tình trạng nghiêm trọng và cần cấp cứu kịp thời.

Hiện tượng sưng kèm đau ở tinh hoàn thường mơ hồ và khó tìm nguyên nhân. Tình trạng trên chỉ có thể được xác định nguyên nhân khi bạn đến gặp bác sĩ của mình. Một vài nguyên nhân gây ra tình trạng sưng tinh hoàn có thể kể đến như:

Viêm mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn là một ống giúp dự trữ tinh trùng để phóng tinh. Nó còn là cơ quan giúp dẫn tinh trùng đến các thành phần khác của cơ quan sinh dục. Nó nằm ở mặt sau tinh hoàn. Tình trạng viêm nhiễm xảy ra có thể do nhiễm khuẩn từ bàng quang – niệu đạo hoặc từ các bệnh lây qua đường tình dục.

Lứa tuổi phổ biến của viêm mào tinh hoàn là 20 – 40 tuổi. Đau do viêm mào tinh thường là cơn đau liên tục kèm theo triệu chứng đỏ vùng da bìu. Khi sờ sẽ có cảm giác mào tinh hoàn sưng to và đau khi chạm vào. Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng tiểu ra máu. Một vài triệu chứng khác như: sốt, đau khi giao hợp hay xuất tinh.

Viêm mào tinh hoàn là bệnh lý cấp tính cần điều trị. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiễm khuẩn huyết; hoặc xơ cứng mào tinh hoàn; ảnh hưởng đến sinh sản.

Xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn là một bệnh lý có khả năng gây ra tình trạng sưng tinh hoàn. Bệnh lý này do tinh hoàn tự xoay quanh trục; gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh. Nó làm giảm lượng máu đến tinh hoàn gây sưng và đau. Biểu hiện là xuất hiện cơn đau dữ dội đột ngột ở một bên tinh hoàn. Bìu sưng to kèm cảm giác buồn nôn và nôn. Khám chạm vào tinh hoàn, cảm giác đau nặng hơn. Nếu tình trạng kéo dài có thể dẫn đến hoại tử tinh hoàn.

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn là hiện tượng các tạng trong ổ bụng bị đẩy ra ngoài do các điểm yếu trên thành bụng. Đây là một bệnh lý thường gặp ở nam giới. Thoát vị bẹn thường xảy ra với triệu chứng đau tức vùng bìu. Vùng bìu sẽ có cảm giác to hơn, sưng to thành một khối phồng lớn. Bệnh lý này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng khi nó xuất hiện những biến chứng nguy hiểm.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một bệnh lý thường gặp. Bệnh lý này là tình trạng giãn bất thường của đám rối tĩnh mạch vùng bìu. Biểu hiện của bệnh lý này là cảm giác đau tức, đau tăng khi vận động. Cảm giác đau sẽ không dữ dội như xoắn thừng tinh. Sưng tinh hoàn cũng có thể xảy ra nếu lượng máu tập trung nhiều ở tĩnh mạch thừng tinh.

Chấn thương và xuất huyết

Tai nạn, một lực tác động mạnh vào vùng bìu có thể gây chấn thương tinh hoàn. Một chấn thương nặng có thể gây chảy máu tinh hoàn; khiến cho vùng tinh hoàn có vẻ sưng to kèm cảm giác đau.

Ung thư tinh hoàn

Triệu chứng ung thư tinh hoàn thường không đặc hiệu. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng có thể là tức nhẹ vùng bìu. Một ít dịch lỏng được tích tụ lại ở vùng bìu; khó có thể phân biệt ung thư và các bệnh lý khác trên lâm sàng.

Phương pháp điều trị tình trạng này phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gây ra bệnh lý trên:

Sử dụng thuốc

Nếu tình trạng nhiễm trùng gây sưng, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Tình trạng sưng viêm vẫn không giảm, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau và chống viêm hiệu quả. Các loại thuốc phù hợp có thể sẽ giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả một số nguyên nhân gây ra bệnh. Khi bị sưng tinh hoàn, bệnh nhân không nên làm việc nặng nhọc hay gắng sức.

Trong sinh hoạt cũng cần phải nhẹ nhàng, tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng, vừa sức. Bệnh nhân cần tránh mọi va chạm mạnh có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn đang có dấu hiệu bị sưng. Điều cần chú ý khi điều trị bằng thuốc là bệnh nhân cần theo dõi cơn đau. Tức là bệnh nhân cần phải xem liệu cơn đau sau điều trị tăng hay giảm. Nếu chỉ sưng đau một thời gian ngắn và không lặp lại thì bệnh nhân có thể yên tâm. Nhưng nếu cơn đau vẫn còn và thường xuyên lặp lại thì bệnh nhân cần đề cập với bác sĩ về vấn đề này.

Can thiệp phẫu thuật

Một vài nguyên nhân không thể điều trị bằng thuốc; xoắn thừng tinh, thoát vị bẹn, giãn tĩnh mạch thừng tinh nặng hay ung thư tinh hoàn; việc can thiệp phẫu thuật là hoàn toàn cần thiết.

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh. Một số phương pháp phẫu thuật điều trị hiệu quả bệnh này như mổ mở, mổ nội soi; hoặc tắc mạch can thiệp, bóc tách tĩnh mạch thừng tinh,…
  • Thoát vị bẹn. Người bệnh cần phải mổ để đưa khối thoát vị về đúng vị trí. Đồng thời củng cố sàn bẹn; để tránh tình trạng thoát vị xảy ra lần nữa gây sưng tinh hoàn.
  • Đối với ung thư tinh hoàn. Tuỳ thuộc vào giai đoạn để điều trị bệnh. Phẫu thuật cắt bỏ khối u và cắt tinh hoàn là việc làm cần thiết. Bệnh nhân có thể phải nạo hạch bẹn. Đồng thời cần hoá trị và xạ trị.

Một số cách phòng ngừa bệnh như sau:

  • Mặc đồ bảo hộ khi chơi các môn thể thao có thể ảnh hưởng đến vùng kín.
  • Xây dựng đời sống tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục một bạn tình. Tránh quan hệ tình dục với nhiều người cùng một lúc. Hạn chế các động tác mạnh có khả năng gây ảnh hưởng đến tinh hoàn khi quan hệ tình dục. Việc hưng phấn quá mức khi quan hệ; có thể gây ra những hành động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh hoàn.
  • Tự kiểm tra sức khoẻ tinh hoàn mỗi tháng một lần để sớm phát hiện bệnh lý tiềm ẩn. Ngoài ra, bạn cần thăm khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên với bác sĩ; để chắc chắn rằng bản thân không bị bệnh lý nguy hiểm.
  • Tiểu dứt khoát hoàn toàn, tránh tiểu lắt nhắt; nhịn tiểu để ngăn ngừa nhiễm trùng tiểu.
  • Tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ, tránh các chất kích thích làm tăng nguy cơ ung thư.
  • Vệ sinh dương vật và vùng kín sạch sẽ; tránh những chất kích thích, tác dụng mạnh gây sưng tinh hoàn.