Món ngon An Giang – An Giang là địa điểm hội tụ nhiều nền văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội, di tích lịch sử,…. Nơi giao thoa của người Kinh, Hoa, Khmer, Chăm. Nhờ có sự độc đáo về nền văn hóa mà đặc sản An Giang cũng mang hương vị độc đáo của những nền văn hóa ấy. Đây cũng là lý do An Giang luôn thu hút du khách bởi những món ngon lý tưởng. Để du khách mang về làm quà sau những chuyến đi
Nói tới miền Tây mà đặc biệt là An Giang, ai mà không nghĩ ngay đến các món ngon An Giang. ngon kiểu mà ăn một lần là nhớ mãi, chỉ mong có dịp để lại được thưởng thức nữa. Nhưng mà với những ai chưa từng tới An Giang, chưa có cơ hội thưởng thức đồ ăn ở đây. Thì cần theo dõi bài viết để bỏ túi kinh nghiệm ăn ngon ở An Giang đó nha!
Vốn là miền Tây sôn nước, mùa nước nổi không chỉ mang lại cho nơi đây cảnh đẹp. Mà An Giang còn được hưởng nguồn lợi thuỷ sản to lớn. Tạo nên những món ăn ngon nức tiếng, bất kì các đặc sản An Giang nào cũng làm lay động lòng người. Và đều có thể đem về làm quà tặng cho mọi người.
Đặc sản:
An Giang nổi tiếng với nhiều món ăn đặc sản như lẩu mắm, bánh canh chả cá, bún thịt nướng, cháo trai, bánh xèo ếch, bánh ít trần,…
Địa điểm ăn uống:
An Giang có nhiều quán ăn, nhà hàng và quán cafe ngon và đẹp mắt để bạn thưởng thức các món ăn và thư giãn…
Giá cả:
Giá cả của các món ăn ở An Giang phụ thuộc vào loại món, địa điểm,… nhưng nhìn chung khá rẻ và hợp lý
Thực đơn:
Nhiều quán ăn ở An Giang cung cấp nhiều loại món khác nhau như ăn nhanh, món chay, món Hàn Quốc, món Âu…
Phong cách ẩm thực:
An Giang có nhiều phong cách ẩm thực khác nhau như ẩm thực dân tộc, ẩm thực miền Tây, ẩm thực Việt Nam…
Đánh giá:
Chất lượng các món ăn ngon, phù hợp khẩu vị, chế biến an toàn vệ sinh và giá cả hợp lý
GỢI Ý: TỔNG HỢP Kinh nghiệm du lịch An Giang – miền Tây sông nước
Đến An Giang ăn gì
Đến An Giang ăn gì vẫn luôn là câu hỏi của rất rất nhiều du khách. Mà không chỉ mỗi du khách, nhiều khi người địa phương còn ngồi băn khoăn cả ngày. Không phải vì không biết ăn gì, mà là vì có quá nhiều sự lựa chọn. Vậy hãy để chúng tôi gợi ý cho bạn nha, nếu gợi ý rồi mà vẫn không biết ăn gì thì ăn hết cả danh sách luôn nè.
Lẩu mắm An Giang
Nhắc đến các loại mắm thì nổi tiếng nhất là vùng Châu Đốc, và những món ăn làm từ mắm ở đây rất phong phú, đặc biệt có lẩu mắm. Ngồi bên nồi lẩu mắm thơm ngon cùng đủ loài cá và rau tươi ngon ăn kèm, ăn vào trời se se lạnh thì còn gì bằng.
Lẩu cá linh bông điên điển
Bông điên điển nấu với cá linh được xem là đặc sản của miền sông nước An Giang, đặc biệt là vào mùa nước nổi. Lẩu cá linh có màu sắc bắt mắt cùng vị chua thanh của nước dùng, cá linh béo ngậy xương mềm, tất cả quyện thành một hương thơm thoang thoảng, thơm ngon.
Bún nước kèn Châu Đốc An Giang
Món bún nước kèn Châu Đốc là sự biến tấu giữa bún cá và bún cà ri tạo ra một món ngon vị rất lạ miệng. Bún có nước lèo ngọt thanh của xương cá, vị béo đặc trưng của nước cốt dừa, cay nồng của ớt, bùi bùi của đậu phộng rang, thường ăn cùng bánh mì.
Bún cá Long Xuyên
Bún cá ngon nhất phải kể đến là Long Xuyên, bún ở đây cũng một dự vị rất riêng, đặc biệt bún cá Long Xuyên có vị bún nhạt và thơm mùi nghệ. Nước dùng ngọt được ninh từ xương, ăn kèm với rau muống bào, bắp chuối…. mlem mlem.
Cháo bò Tri Tôn An Giang
Bánh canh bò viên Bảy Núi
Bánh canh bò viên thường được dân An Giang làm bằng nguyên liệu khá đơn giản, gồm sợi bánh canh, bò viên và thịt chân giò. Món bánh canh ngon sẽ có vị ngọt, giòn, dai và thơm của miếng bò cùng nước lèo có công thức chế biến riêng hương vị đậm đà.
Bánh Canh Vĩnh Trung Tịnh Biên
Bánh canh Vĩnh Trung khá ngon và lạ miệng được chế biến từ gạo Nàng Nhen, do cô Neang Oanh Na làm ra. Bánh canh Vĩnh Trung khác biệt so với các loại bánh canh bởi cọng bánh dẹp và dẻo dai có hương vị đậm đà thơm ngon khó cưỡng.
Cơm Nị – Cà Púa An Giang
Cơm Nị – Cà Púa là hai món ăn không thể tách rời nhau và hòa quyện tạo nên một hương vị thơm ngon. Cơm Nị nấu rất cầu kì và cẩn thận. Khi cơm gần chín thì rưới nước dừa hoặc sữa vào nồi rồi nấu tới chín. Để cho khẩu vị lạ hơn, thì sẽ cho thêm nho khô trộn cùng cơm.
Cơm tấm Long Xuyên
Cơm tấm Long Xuyên nổi tiếng trứ danh tại An Giang. Tuy là món ăn bình dân nhưng cơm tấm ở đây rất thu hút thực khách ghé ăn. Đặc trưng của món cơm tấm Long Xuyên là sự tỉ mỉ, có tâm trong công đoạn ướp nguyên liệu và cách trình bày thức ăn.
Gỏi sầu đâu An Giang
Gỏi sầu đâu ở An Giang bắt nguồn từ món ăn của người Khmer. Lá sầu đâu được chế biến thành nhiều món ăn ngon, đặc biệt lạ miệng là có món gỏi. Trong quá trình chế biến, để tránh nhàm chán người dân đã biến tấu thành nhiều món gỏi như gỏi sầu đâu tôm, gỏi sầu đâu thịt, gỏi sầu đâu cá sặt, gỏi sầu đâu khô cá lóc,…
Gỏi sầu đâu An Giang là món đặc sản miền Tây gây thương nhớ cho du khách phương xa cũng như những người con An Giang xa quê.
Gỏi đu đủ đâm Tri Tôn
Gỏi đu đủ đâm tên nghe đã biết cách chế biến như thế nào rồi. Với công thức chỉ có vùng núi Tri Tôn mới sáng tạo ra như: ba khía, mắm ruốc, hột vịt, thịt nướng trộn chung sợi đu đủ, tạo món ăn có vị mặn nhưng không quá gắt cùng nhiều hương vị khác nhau, làm thực khách khó quên.
Xôi xiêm Châu Đốc
Món xôi xiêm ở Tân Châu nổi tiếng ngon nhất vùng. Xôi xiêm ở đây có vị ngọt và béo của sầu riêng, kèm đậu xanh và nước dừa, đối với những người ưu ăn ngọt thì món này rất hợp.
Bánh phồng cá linh
Cá linh là loài cá nhỏ, xương không quá cứng, ăn có vị béo thường xuất hiện nhiều vào mùa nước lũ hàng năm. Người dân An Giang đã biến tấu thêm cá linh vào món bánh phồng.
Thịt cá linh được đem gói như gói bánh tét hấp cách thủy rồi để nguội. Cuối cùng đem cắt thành lát mỏng đem phơi khô là trở thành món bánh phồng cá linh.
Xôi phồng
Xôi Phồng là đặc sản An Giang nổi tiếng được làm từ nếp dẻo chiên vàng ươm, giòn thơm rất ngon ăn cùng với gà quay chấm với chút xì dầu hoặc tương ớt, làm tăng hương vị cho món ăn hơn.
Bánh xèo Núi Cấm An Giang
Điều đặc biệt của món bánh xèo Núi Cấm là bánh được ăn kèm với 20 loại rau rừng sạch và tươi từ thiên nhiên được hái trên Núi Cấm, hòa trộn thành hương vị đặc biệt khó tả.
Bánh tằm bì Tân Châu
Điểm nhấn của món bánh tằm bì Tân Châu là bánh tằm thường được ăn kèm với thịt xíu mại, thịt nướng và bì thịt. Tất cả cho vào đĩa, rưới lên một lớp nước cốt dừa và nước mắm chua ngọt tạo nên một món ăn vừa có vị mặn, vị béo, vừa có vịt ngọt và vị cay của ớt.
Bánh bò thốt nốt Châu Đốc
Đến An Giang không thể không nhắc đến Bánh bò thốt nốt Châu Đốc. Món bánh bò ở đây có màu vàng tươi bắt mắt, có vị mềm, xốp lại thơm hòa quyện với nhau kết hợp thêm nước cốt dừa béo béo ngọt ngọt quá ngon. Nếu đi Châu Đốc mà quên thử món bánh bò thốt nốt này thì thật thiếu sót nha.
Bánh Chăm An Giang
Dân cư của An Giang chủ yếu là người Chăm nên có rất nhiều món ăn của người Chăm thu hút thực khách. Kể đến là món bánh chăm có màu vàng ươm nhìn rất bắt mắt, bên ngoài giòn, phía trong lại xốp mềm ăn rất vừa miệng. Món ăn vừa dân dã mộc mạc, vừa gần gũi thân thuộc.
Lía Tân Châu
Đến An Giang các bạn sẽ thấy con lía được người dân bắt dưới sông lên rất nhiều. Một món ăn dân dã, con lía thường được xào với tỏi, rất thơm và đậm vị ngọt rất ngon.
Tung lò mò ( Lạp xưởng bò)
Tung lò mò được làm từ thịt xay trộn cùng cơm nguội và nhiều loại gia vị tạo ra thành phẩm có vị chua, vị ngọt pha lẫn vị béo của mỡ bò, ăn vào thấy dai dai. Đây là món ăn ngon, bổ dưỡng của người Chăm ở An Giang được nhiều người ưu chuộng.
ĐỌC THÊM: Top 6 Nhà xe Vũng Tàu – An Giang – Châu Đốc – Long Xuyên VIP nhất
Cà Na Đập AnGiang
Cà Na mọc được trồng rất nhiều ở An Giang, đến mùa những trái cà na xanh căng mọng có màu xanh hình bầu dục to bằng đầu ngón tay đến khi chín ngả sang màu vàng nhạt vị chua chua chát chát. Cà na được đập nát ăn chung với muối ớt, vừa ngọt, vừa giòn rất ngon, hấp dẫn vô cùng.
Dưa Xoài Cù Lao Giêng
Dưa xoài được làm từ những quả xoài non, nhỏ, gọt vỏ, bỏ hạt rồi ngâm vào trong nước muối xong xả sạch.
Với công thức gia vị ướp đặc trưng An Giang, miếng dưa xoài giòn, thơm ngon. Dưa xoài ở đây được làm tự nhiên không thêm phụ gia, hay hàn the nhưng vẫn giữ được lâu.
Cá rô mề kho rau răm An Giang
Cá rô mề kho rau răm một trong những món ngon ẩm thực giản gị nhưng có hương vị độc đáo, trở thành món ăn được khá nhiều người rất ưa chuộng tịa An Giang.
Cá rô vào mùa rất béo mập đem kho đến khi bề mặt thịt cá hơi nứt là cá chín và nước kho cá đậm màu có độ sệt, rắc thêm chút tiêu, rau răm ăn cùng cơm trắng và rau luộc chấm nước cá kho thì hao cơm lắm.
Bò bảy món Núi Sam
Một trong những đặc sản níu chân du khách khi đến Châu Đốc là món bò bảy món. Bảy món bò nổi tiếng ở đây gồm có lòng bò luộc, bò đun bánh hỏi, cháo bò, bò khìa bánh mì, bò xào lá giang, bò lúc lắc. Bảy món món nào cũng ngon món nào cũng hấp dẫn thực khách nên thử.
Bò leo núi Tân Châu
Bò leo núi Tân Châu được chế biến từ bò tơ với cách chế biến, tẩm ướp đặt biệt. Đầu tiên nướng một miếng mỡ heo trên bếp than hồng, khi mỡ heo tan ra thì đặt từng miếng thịt bò lên và phết thêm ít bơ, nướng chín dậy lên mùi thịt thơm lừng, ngọt lịm của miếng thịt bò tươi ngon.
-
Cửa khẩu Vĩnh Xương, tỉnh lộ 952, huyện An Phú, An Giang.
-
Quán nướng Kim Loan – 314/2 Hùng Vương, P. Mỹ Long, TP. Long Xuyên, An Giang
Bọ Rầy Bảy núi
Bọ rầy là món ăn vô cùng dân dã nhưng đã trở thành đặc sản vô cùng độc đáo tại vùng Bảy núi. Bọ rầy được chiên lên, khi ăn vào miệng có vị thơm ngon và béo ngậy.
Thịt heo rừng nấu mướp Châu Đốc
Thịt heo rừng nấu mướp được xem là niềm tự hào của người dân vùng Bảy Núi nói riêng, của người Châu Đốc An Giang nói chung. Món thịt heo rừng nấu mướp Châu Đốc, một món ăn có hương vị lạ mà quen, độc đáo mà đậm đà đặc trưng của miền nước nổi.
Gà hấp lá trúc An Giang
Gà hấp lá trúc là một đặc sản nổi tiếng của người An Giang. Nguyên liệu gà trong món ăn là gà thả vườn, gà được làm sạch, mổ bụng cho thêm nấm, hành vào cho thơm, để một lớp lá trúc phía dưới gà rồi đem hấp chín, dậy vị thơm lừng kèm màu sắc hấp dẫn.
Gà đốt lá chúc Ô Thum
Món gà đốt Ô Thum lá trúc trứ danh có nguồn gốc từ Campuchia. Gà nướng chính có màu vàng bóng, thơm nức, các nguyên liệu thấm đều vào gà vừa hòa quyện mùi thơm đặc trưng của lá chúc. Khi ăn chấm muối ớt chanh, ăn kèm gỏi bắp nửa thì quá tuyệt.
Ếch kẹp nướng Tri Tôn
Món ếch nướng được lột sạch da và tẩm gia vị theo cách riêng của con người An Giang, thêm ít nghệ tươi tạo màu sắc hấp dẫn. Một món ngon, hương vị lạ miệng, đến An Giang bạn nhất định phải thử thưởng thức.
Chuột đồng nướng muối ớt An Giang
Chuột đồng được nướng trên bếp than hoa khoảng 30 phút, thịt chín mềm và ngọt, xé ra bên trong có màu trắng và hương vị hơi giống thịt gà, miếng thịt đang nóng đem chấm với muối tiêu thêm chanh ớt sẽ dậy lên mùi vị đặc trưng của món nướng. Những người sành ăn coi chuột nướng như món ăn ngon, bổ, rẻ, thứ đặc sản mà không tìm được đâu khác ngoài vùng sông nước này.
-
Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư – An Giang – Khu du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư, An Giang.
-
Quán Bảy Bồng 2 – 46 Trưng Nữ Vương, P. Châu Phú B, Thị Xã Châu Đốc, An Giang.
Bò cạp An Giang
Nhìn con bò cạp có hơi đáng sợ nhưng bò cạp được chế biến thơm ngon đẹp mắt thì vẫn đánh gục được những vị khách sành ăn. Người dân vùng Bảy Núi thường chế biến bò cạp chiên giòn, nhưng dần già sáng tạo ra nhiều công thức chế biến món ăn khác nhau.
Như bò cạp xiên que nướng, bò cạp xào sả ớt, bò cạp chiên bơ… Bò cạp sau khi chế biến xong thì ăn nóng ngay kèm với các loại rau thơm, dưa chuột, cà chua và chấm với muối tiêu chanh thì ngon hết sẩy con bà bảy.
Đến An Giang mua gì về làm quà
Mắm châu đốc
Châu Đốc là xứ sở của mắm với rất nhiều loại mắm ngon từ cá nước ngọt như mắm cá lóc, cá sặc, cá linh…Bạn có thể ghé chợ Châu Đốc để chọn mua mắm, nếu muốn bạn có thể thử trước khi chọn mua, và giá thành các loại mắm cũng khác nhau.
Khô Bò Châu Đốc
Khô bò cũng là đặc sản nổi tiếng ở Châu Đốc, và rất nhiều du khách mua về tặng bạn bè mỗi khi đến An Giang. Mỗi loại khô bò sẽ có mùi vị đặc trưng riêng, tùy vào nhu cầu, bạn có thể làm quà hay làm mồi nhậu cũng đều ok hết.
Khô rắn An Phú
Về An Giang, thì bạn nhất định nên thử khô rắn An Phú. Các loại rắn làm khô là loại rắn rẻ tiền thường là rắn nước, rắn bông súng, ri voi, ri cá… Khô rắng rất ngon và lạ miệng. Làm quà cũng khá hay ho, khô rắn đem nướng lên. Nhậu chung vơi bia, lai rai lai rai rất là vào chuyện nha. Chưa kể còn có nhiều kiểu chế biến rồi đem ăn với cơm cũng rất là bắt cơm.
Tung lò mò
Tung lò mò còn có cái tên gọi khác là “lạp xưởng”. Có lẽ tùy mỗi nơi mà cách gọi khác nhau. Tung Lò Mò không những là đặc sản nổi tiếng ở An Giang, vừa để được thời gian lâu, vừa có hương vị thơm ngon với nhiều cách chế biến như hấp, chiên hay nướng….
Này mà nướng ra ăn với cơm hoặc xôi thì ngon ha, hôm nào nhậu thì thêm chút bia, chút rau sống nữa. Ta nói ngồi tới sáng không thấy muốn nghỉ luôn á.
Dưa xoài
Dưa xoài có mùi vị dễ ăn, chua ngọt rất ngon, vì có thời gian bảo quản lâu nên dưa xoài An Giang hay được du khách mua về làm quà tặng cho mọi người.
Dưa Xoài An Giang muối không có bị chua hay bị ngọt quá đâu. Chín vừa vị, chấm thêm muối là ăn bá cháy bọ chét luôn. Mỗi tội ăn xoài nhiều dễ nóng trong đó nha. Nên là bạn nên chuẩn bị tinh thần để tiết chế bản thân khỏi món ăn gây nghiện này nha!
Cốm dẹp
Cốm dẹp đã trở thành đặc sản nổi tiếng của An Giang, với cách sử dụng dễ dàng nên mua về được thưởng thức và làm quà đều tuyệt vời.
Cốm dẹp đem đi nấu xôi cốm hay nấu chè cốm,… đều rất thơm và bùi. Màu sắc lại đẹp mắt nữa, ăn một lần là nhớ mãi mùi vị đó.
Đường Thốt Nốt An Giang
Đường thốt nốt dùng để nấu chè có một mùi vị đặc biệt không thể chê vào đâu được. Miếng đường ngọt thanh nấu ăn hay uống kèm trà cũng ngon. Đường thốt nốt được nấu và đóng khuôn, sau đó cắt ra nhìn như những khúc mía.
Trông vừa hay hay mà lại còn đẹp mắt, vị đường thốt nốt thì ngọt miễn bàn luôn. Nhưng ngọt kiểu cuốn lắm nha. Ăn không mà cũng cảm thấy thơm ngon, không có kháy cổ quá đâu. Để mà nói thì đây luôn là món ăn tuổi thơ chất lượng nhất đó nha.
Mây Gai An Giang
Mây gai được trồng nhiều ở vùng Châu Đốc, An Giang. Khi chín, ruột có màu vàng vị chua chua ngọt ngọt, ăn rất ngon miệng, mua về để làm món ngon An Giang quà tặng cho người thân, bạn bè cũng rất là hay.
Trái này thỉnh thoảng thấy có bán ở Sài Gòn, nhưng mà tui nghĩ đồ mua tận nguồn lúc nào cũng tươi và ngon hơn nhỉ.
Lời kết
Những câu hỏi thường gặp về đặc sản An Giang
5/5 – (1 bình chọn)